Banner

Theo nhận định của giới chuyên gia và các báo cáo thị trường bất động sản, nhiều nhà đầu tư và khách hàng đang chuyển hướng vào khu Tây Tp.HCM để đón đầu cơ hội khi hệ thống cơ sở hạ tầng ngày một nâng cao và bất động sản tại khu vực này trở nên "đắt giá" hơn.

đất nền củ chi

Hạ tầng Khu Tây mở rộng kéo theo sự phát triển của nhiều dự án lớn.

 

Hạ tầng dẫn lối

Là 1 trong 7 chương trình đột phá trọng điểm mà Tp.HCM đề ra phát triển trong vòng 5 năm (2015 - 2020), báo cáo trước Hội đồng Nhân dân Tp.HCM tại cuộc họp Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hạ tầng giao thông phục vụ cho chính sách giãn dân đã cơ bản hoàn thiện, năm 2018 sẽ tiến hành các chính sách giãn dân ra vùng ven, đảm bảo môi trường đầu tư bền vững bằng cách tập trung phát triển kết cấu của một số thị trường trọng điểm gắn với chỉnh trang đô thị.

Năm 2019, vốn ngân sách xây dựng hạ tầng giao thông, thực hiện giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông của Tp.HCM là 11.301.855 tỷ đồng và tới nay, hạ tầng kết nối ra các quận huyện vùng ven dần hoàn thiện, như tuyến đường Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân) và khu đường Luỹ Bán Bích, đường Kinh Dương Vương (quận Tân Phú),… đã được đưa vào hoạt động, góp phần giải tỏa áp lực giao thông, kết nối khu trung tâm với khu Tây Nam và huyện vùng ven.

Tp.HCM cũng đang mở rộng tuyến đường Trường Chinh kết nối khu Tây Bắc gồm Củ Chi, Hóc Môn và một mặt của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vào trung tâm thành phố hay đang đẩy mạnh tiến độ quy hoạch Hầm chui An Sương của tuyến đường Trường Chinh với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh, nhanh chóng xử lí những nơi được coi là điểm đen trong tắc nghẽn giao thông của thành phố.

Tất cả tạo ra một hệ thống giao thông kết nối thông suốt và nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy hầu hết trong những công trình hạ tầng lớn được đề cập ở trên đều nằm trên địa bàn hoặc kết nối khu Tây Thành phố với vùng lõi nội đô hoặc các tỉnh lân cận.

Thực tế cho thấy, khu Tây mang nhiều triển vọng, bởi vai trò là cửa ngõ lưu thông giữa Tp.HCM đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đến nay, hầu hết những công trình hạ tầng đối nội và đối ngoại tại đây đang dần hoàn thiện.

Đặc biệt, tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) - tuyến metro xương sống của Tp.HCM; số 4 (đại lộ Nguyễn Văn Linh - Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân), giúp kết nối thông suốt từ khu Đông sang khu Tây cũng như từ khu Tây về nội thành.

"Với sự khởi động của tuyến đường sắt đô thị, quy hoạch hợp lý, bất động sản khu Tây Sài Gòn sẽ còn bùng nổ hơn nữa", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chia sẻ.

Gần đây, thị trường địa ốc khu vực này lại được tiếp thêm năng lượng với Dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa được duyệt quy mô 44ha, quy hoạch thành công viên cây xanh, khu nhà ở cao tầng, phức hợp và thương mại dịch vụ với tổng kinh phí dự toán cho giai đoan 1 là hơn 784 tỷ đồng.

Xét ở góc độ nhu cầu chọn khu vực để an cư, trong mắt người có nhu cầu về nhà ở khu Tây tới đây sẽ là lựa chọn hấp dẫn.

Chính từ thực tế trên, khiến nhiều thành viên thị trường dự báo, khu Tây sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản Tp.HCM trong năm 2020.

Chuẩn bị đón "sóng"

Nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng vào khu Tây Sài Gòn để đón đầu cơ hội khi áp lực dân số chưa cao, hạ tầng giao thông đô thị đang dần được mở rộng, dịch vụ tiện ích ngày một nâng cao, bất động sản ở đây đang tăng giá từng ngày.

Ông Lê Hoàng Châu nhận định, giá bất động sản khu Tây khá hợp lý so với khu Đông và khu Nam, nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia được đầu tư xây dựng, không khí trong lành với nhiều mảng xanh tự nhiên khi khu Tây là khu vực sở hữu mật độ cây xanh lớn nhất Thành phố với hai công viên lớn là Công viên Gia định 32 ha và Công viên Hoàng Văn Thụ 11ha.

"Cá nhân tôi cho rằng, nếu cùng một diện tích căn hộ, tiện ích như nhau thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn khu Tây, bởi giá bán căn hộ khu vực này đang đáp ứng được nhu cầu ở thực của thị trường...", ông Châu nói.

Đồng quan điểm, ông Trần Tựu, Phó tổng giám đốc Đầu tư Hung Thinh Corp, đánh giá: "Bất động sản khu Tây Sài Gòn đang thu hút mạnh sự quan tâm của khách hàng không chỉ bởi hàng loạt lợi thế về vị trí, hạ tầng, giao thông thuận tiện giúp việc di chuyển dễ dàng về trung tâm thành phố hay các tỉnh miền Tây Nam Bộ mà còn bởi nơi đây đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở với các tiện ích tương đối hoàn thiện.

Theo ông Châu: "Khu Tây không chỉ là điểm trung chuyển trong mô hình phát triển đô thị tập trung và đa cực của Tp.HCM mà còn là khu đô thị cửa ngõ với những dự án dân cư, hạ tầng kết nối cũng như các tiện ích về y tế, giáo dục và thương mại…".

Trên thực tế, ngày càng nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Sài Gòn xuất hiện mang đến diện mạo mới cho khu vực này như cụm rạp chiếu phim Galaxy, CGV, siêu thị BigC, siêu thị Coop mart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K, công viên, trường học, bệnh viện…

Đặc biệt là sự hiện diện của AEON Mall - trung tâm thương mại 3,51 ha do Tập đoàn AEON đầu tư tọa lạc giữa trung tâm Khu đô thị Celadon City - đã tạo một luồng gió mới tươi trẻ và nhộn nhịp, khiến thị trường căn hộ ở khu vực này sôi động hẳn lên.

Với những tiềm năng hiện có, sự xuất hiện của những dự án cao cấp, khu Tây hứa hẹn sẽ thu hút một lượng lớn nhà đầu tư thông minh với giá trị sinh lời bền vững, trở thành điểm sáng của bất động sản Tp.HCM trong năm 2020.

X