Banner

Cơ hội đầu từ đất liền kề khu công nghiệp tại Đồng Phú - Bình Phước

1. Đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng mở rộng trục đường huyết mạch

Việc mở rộng Quốc lộ 13 kết nối TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước như đòn bẩy nâng vị thế của Bình Dương đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản các thành phố liền kề trục đường huyết mạch này.

Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc TP.HCM, kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Phước và Tây Nguyên, Quốc lộ 13 (QL13) là trục xương sống giao thông trong tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. Nhưng nhiều năm gần đây, tuyến đường này luôn quá tải, hạ tầng không đáp ứng đà phát triển nhanh của vùng.

Tháng 4/2019, HĐND tỉnh Bình Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư cải tạo và mở rộng quốc lộ 13, đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú (Km1 + 315) đến điểm giao đường Lê Hồng Phong (Km15 + 018,28) thành 8 làn xe cùng vỉa hè, cây xanh và hệ thống thoát nước đồng bộ. Vốn đầu tư 1.411 tỷ đồng không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Dự kiến dự án hoàn thành trước 2023.

Dự án không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa áp lực giao thông mà còn mở ra cánh cửa để Bình Dương phát triển cả về kinh tế, xã hội. Cư dân những đô thị mới của tỉnh như TP. Thuận An, TP. Dĩ An vào TP.HCM thông qua QL13 rút xuống chỉ còn 20-30 phút, ngang tầm Quận 9, Thủ Đức vào Trung tâm TP.HCM.

 

Hơn 1.400 tỷ cải tạo Quốc lộ 13, bất động sản Bình Dương hưởng lợi

Quốc lộ 13 này luôn trong tình trạng quá tải và chờ chủ trương đầu tư mở rộng để góp phần tạo động lực đưa Bình Dương phát triển mạnh

Không chỉ riêng QL13, cư dân Bình Dương còn hưởng lợi từ những hệ thống giao thông kết nối vùng đã và đang triển khai hoặc có kế hoạch thực hiện. Có thể kể ra như đường Vành đai 4, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, ĐT 747 mở rộng; xa hơn còn có cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, metro Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành, dự kiến sắp tới triển khai tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên – Dĩ An.

Những lợi thế này tạo sự gắn kết kinh tế, lưu thông hàng hóa giữa TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai, giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có cơ hội phát triển vượt bậc.

Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ giúp cơ cấu kinh tế Bình Dương chuyển biến, GDP của tỉnh liên tục trên 15% trong nhiều năm, “thủ phủ công nghiệp” cũng là địa phương thu hút vốn FDI đứng thứ 2 cả nước với tổng số vốn trên 34 tỷ USD từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2. Xuất hiện “vùng trũng” đầu tư bất động sản phía Nam

Thị trường bất động sản (BĐS) hậu đại dịch Covid-19 có nhiều biến động, nguồn cung khan hiếm tạo ra làn sóng dịch chuyển đầu tư về các tỉnh vùng ven TP.HCM. Trong đó, Bình Dương, Đồng Nai hay Long An là những thị trường được khai thác sớm hơn. Tuy nhiên, do mức giá BĐS các khu vực này ngày càng tăng nên nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang Bình Phước, biến nơi đây trở thành “vùng trũng” đầu tư mới của thị trường BĐS khu vực phía Nam.

Những năm gần đây, BĐS công nghiệp Bình Phước bước vào đà tăng nhiệt nhờ sức bật từ phát triển kinh tế và hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ. Hàng loạt công trình hiện đại được xây dựng, hệ thống giao thông kết nối Bình Phước với tam giác vàng Bình Dương - Đồng Nai - TP.HCM ngày càng trở nên thuận tiện với những tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Bên cạnh đó, tuyến đường Hồ Chí Minh sắp hoàn thành được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Tây.

Ngoài ra, một lợi thế nữa khiến thị trường BĐS công nghiệp Bình Phước được nhiều đại gia địa ốc “nhòm ngó” khi được xem là thủ phủ công nghiệp chỉ sau Bình Dương, Đồng Nai. Hiện toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp lớn đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động như KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, KCN Đồng Xoài, KCN Bắc Đồng Phú,… Theo quy hoạch đến năm 2020, Bình Phước sẽ có 13 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và 3 khu kinh tế cửa khẩu quốc gia là Hoàng Diệu, Tân Thành và Lộc Thịnh.

Bên cạnh đó, Bình Phước cũng đang triển khai xây dựng dự án cảng cạn ICD Hoa Lư tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Dự kiến khi hoàn thành, khu cảng này sẽ là nơi tập kết hầu hết hàng hóa nhập khẩu bằng container từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan vào Việt Nam cũng như hàng xuất khẩu của Việt Nam đến các nước. Tiếp tục phát huy lợi thế là địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn tại Đông Nam Bộ.

Tiềm năng phát triển BĐS công nghiệp tại Bình Phước còn xuất phát từ việc dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia sau căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung. Với hạ tầng cơ sở được xây mới và ngày càng hoàn thiện, giới đầu tư kỳ vọng Bình Phước sẽ trở thành thị trường địa ốc tiềm năng không chỉ tại Đông Nam Bộ mà còn cả khu vực phía Nam.

Nắm bắt cơ hội này, các nhà đầu tư cũng đã bước vào cuộc chơi khi lựa chọn đầu tư vào loại hình khu đô thị thương mại tại Đồng Xoài. Theo giới chuyên môn nhận định, đầu tư vào khu đô thị thương mại là lựa chọn xứng tầm đầu tư lẫn an cư bậc nhất Bình Phước trong thời điểm hiện nay. Các khu đô thị thương mại tại đây được phát triển theo mô hình đô thị phức hợp cảnh quan kiểu mẫu với hệ thống công viên rộng hàng nghìn héc ta, trung tâm thương mại lớn dự kiến sẽ trở thành khu đô thị sầm uất, sôi động bậc nhất khu vực khi hoàn thành.

Không chỉ phát triển khu đô thị, các dự án bất động sản khác tại Bình Phước cũng liên tục tăng giá nhờ đòn bẩy hạ tầng và đà tăng trưởng kinh tế. Thế nên ngay thời điểm này, khi thị trường bất động sản chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, chính là thời điểm thích hợp nhất để nhà đầu tư “rót vốn” vào thị trường bất động sản Bình Phước nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng.

3. Yêu tố dịch chuyển của dịch và covid-19

Xu hướng nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ vài năm trở lại đây, khi các NĐT nhận thấy “công xưởng của thế giới” đang quá lớn và đi đến giới hạn, nên các NĐT phải đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đầu tư nhiều hơn để phân tán rủi ro. Xu hướng này gia tăng mạnh mẽ hơn khi xảy ra căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung và đến nay, khi xảy ra đại dịch Covid-19 như “giọt nước làm tràn ly” tạo nên “làn sóng” dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Bằng chứng là Chính phủ Nhật Bản đã chi 2,2 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nước này rời Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng yêu cầu các công ty sớm rời nhà máy tại Trung Quốc về Mỹ hoặc sang nước thứ ba. Nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đang có những động thái tương tự… 

Đơn cử, từ tháng 3, hãng Apple của Mỹ bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng sản xuất tai nghe tại Việt Nam (với khoảng 4 triệu chiếc tai nghe được sản xuất trong quý II/2020). Hay Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam… Đặc biệt mới đây, truyền thông thế giới thông tin, Mỹ đã xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng… 

Tất cả những điều trên cho thấy, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để đón bắt làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc, qua đó có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn : tổng hợp

X