Banner

Hiệu quả phát triển từ kinh tế nói chung và giá bất động sản nói riêng từ đầu tư các tuyến đường cao tốc .

Nhìn lại quá khứ sau một năm Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi vào hoạt động.

Dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là Dự án đường bộ cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Nam do VEC đầu tư, quản lý và khai thác. Dự án được khởi công ngày 03/10/2009, thông xe toàn tuyến ngày 08/02/2015, với tổng chiều dài 55km, đi qua thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.

Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (cao tốc HLD) là tuyến giao thông huyết mạch thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – một trong những khu vực phát triển năng động nhất và đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế quốc dân.

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TP. Hồ Chí Minh như đi huyện Long Thành tỉnh Đồng Đồng Nai hiện nay dài khoảng 45km, thời gian lưu thông mất chừng 60 phút, nay rút ngắn khoảng cách xuống còn 22km với thời gian lưu thông giảm ước chỉ còn 20 phút. Đi Vũng Tàu hiện nay dài khoảng 120km, thời gian lưu thông mất hơn 2,5 giờ đồng hồ; nhưng nếu đi trên cao tốc, sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn khoảng 95km, thời gian lưu thông chỉ hơn 1 giờ 20 phút do rút ngắn được quãng đường và không bị ùn tắc.

Đặc biệt, kể từ khi đưa vào thông xe toàn tuyến, các phương tiện từ TP. Hồ Chí Minh đi ngã ba Dầu Giây (giao Quốc lộ 1A và hướng đi Liên Khương) theo lộ trình cũ dài khoảng 70km, thời gian lưu thông mất 3 giờ đồng hồ do thường xuyên ùn tắc; nhưng nếu đi theo đường cao tốc sẽ rút ngắn được 20km và thời gian chỉ còn một giờ, giảm hơn hai giờ so với trước đây.

Từ TP. Hồ Chí Minh đi ngã ba Dầu Giây (giao QL1A (hướng ra phía Bắc) và hướng đi Liên Khương (khu vực Tây Nguyên)) đi theo lộ trình cũ hiện nay dài khoảng 70km, thời gian lưu thông kéo dài 3 giờ do thường xuyên ùn tắc. Nếu đi theo cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, rút ngắn được 20km và thời gian di chuyển trên đường chỉ còn 1 giờ, nhanh hơn 2 giờ so với trước đây. Đặc biệt, lưu thông trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, các phương tiện tiết giảm 30% chi phí nhiên liệu khi đi từ An Phú – Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh) đến ngã ba Dầu Giây - Đồng Nai (Giá trị tiết kiệm được tính cho 1 lượt phương tiện là 343.852 đồng); giảm 20% chi phí nhiên liệu khi đi từ An Phú đến Long Thành (giá trị tiết kiệm được tính cho 1 lượt phương tiện là 384.534 đồng) so với đi theo lộ trình Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 51, làm lợi cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm - điều này đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế-xã hội. Theo đánh giá của các doanh nghiệp vận tải, lưu thông trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tiết kiệm 30% chi phí so với đi theo lộ trình Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 51. Đối với các đơn vị có tần suất chạy xe cao thì vận tải qua tuyến cao tốc còn phát huy hiệu quả lớn hơn nhiều khi 90% chủ phương tiện được hỏi đánh giá mức cước phí ở mức chấp nhận được... 

Kể từ khi thông xe kỹ thuật 20km đầu tiên (ngày 02/01/2014), tính đến ngày 20/7/2016, tuyến cao tốc HLD đã phục vụ khoảng 22 triệu lượt phương tiện an toàn và thông suốt, với lưu lượng trung bình đạt 28.000 - 30.000 lượt xe/ngày đêm, ngày cao điểm lên tới 40.000 – 50.000 lượt phương tiện.

Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã khai thác tối đa thế mạnh của từng địa phương trong vùng, là nhân tố tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương dọc tuyến nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước…), trong đó lĩnh vực vận tải và du lịch sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Giao thông thuận lợi đã giúp các doanh nghiệp vận tải tăng cường khả năng quay vòng xe, khả năng lưu thông hàng hóa và vận chuyển hành khách giữa các tỉnh thành trong khu vực, đặc biệt là hàng hóa từ cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) đến các khu công nghiệp ở các huyện Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), cũng như vận chuyển hành khách từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh đến các địa danh du lịch như Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt. Từ đó, doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa địa phương nói riêng và hàng hóa Việt nói chung…

Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã rút ngắn cự ly và thời gian đi lại giữa TP. Hồ Chí Minh với Phan Thiết chỉ còn 3 giờ thay vì 5 giờ như trước đây. Việc đưa vào khai thác đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây cùng các tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Nha Trang và đặc biệt là sân bay Phan Thiết đã khiến cho Phan Thiết có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Sau khi toàn tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng, đoạn đường từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu chỉ còn 95km với thời gian khoảng một giờ 20 phút thay vì 120km và 2 giờ 30 phút như trước. Đồng thời, việc di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Mỏm Đá Chim Resort–Spa tại La Gi, Bình Thuận đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Cụ thể là quãng đường được rút ngắn bớt 25km và thời gian thực tế chuyến đi sẽ còn khoảng 3 giờ thay vì hơn 4 giờ như trước. Tuyến đường thông thường là đi theo Quốc lộ 1, ngang qua ngã ba Dầu Giây thường mất rất nhiều thời gian do ùn tắc giao thông nhiều đoạn. Như vậy thêm đoạn kết nối mới đến nút An Phú, có thêm 5km được rút ngắn và thời gian cũng được tiết kiệm rất nhiều so với trước đây phải đến vành đai II mới lên cao tốc.

Năm 2015, doanh thu từ du lịch của Bình Thuận tăng trưởng khá cao, chiếm tỷ trọng 7,5% GDP của tỉnh. Tương tự, năm 2015, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng tăng gần 9% so với cùng kỳ, doanh thu từ hoạt động du lịch khá khả quan. Hay như Công ty vận tải Hoa Mai, với hơn 140 đầu phương tiện đang hoạt động tuyến TP. Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu đã chuyển toàn bộ số phương tiện này sang lưu thông trên đường cao tốc khi nhận thấy những ưu điểm về mặt thời gian, khấu hao phương tiện và nhất là uy tín đối với khách hàng. Nắm bắt được lợi thế của tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đầu tháng 11/2014, Công ty vận tải Hoa Mai đã cho ra mắt 20 xe phục vụ khách hàng VIP. Đối với tỉnh Đồng Nai, địa phương có tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua, ngành Du lịch lữ hành của tỉnh này năm 2015 cũng tăng trưởng 8,42% so với cùng kỳ… Đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với các địa phương đang được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Việc tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đưa vào sử dụng cũng đã góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố đoạn TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa trước đây; góp phần từng bước hình thành nên mạng lưới đường cao tốc cho khu vực theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, Dự án còn góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Hàng không và hội nhập quốc tế; thúc đẩy sự phát triển của các đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Mỹ, giảm áp lực giao thông liên thành phố đối với trung tâm TP. Hồ Chí Minh, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường đô thị.

Trong giai đoạn 2016-2020, khi hệ thống đường vành đai TP. Hồ Chí Minh, đường đô thị, cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Quốc lộ 51 (mở rộng) hoàn thành thì lưu lượng phương tiện lưu thông qua cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây sẽ tăng trưởng hơn nhiều. Vì vậy, hiệu quả lan tỏa của tuyến đường với những lợi ích mà nó mang lại cho người dân, doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung sẽ còn vượt trội.

Theo đánh giá của ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây sẽ mở ra bước đột phá mới trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó, kinh tế, vận tải và du lịch sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Đối với người dân trực tiếp đi trên tuyến đường này cũng có cảm giác thoải mái, an toàn khi tham gia giao thông. Từ mối quan hệ tương hỗ, giao thương qua lại ở những địa phương thuộc khu vực Ðông Nam Bộ cũng như các địa phương khác sẽ trở nên nhộn nhịp hơn, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương khi các lĩnh vực, ngành nghề được kích thích phát triển nhờ hạ tầng giao thông được kết nối và hoàn thiện.

Đặc biệt, chỉ sau hơn 1 năm cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đưa vào khai thác, tỷ lệ hộ nghèo tại phường Long Phước, quận 9, TP. Hồ Chí Minh đã giảm từ 6,4% xuống 3,1%, đồng thời góp phần đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông tại địa phương với việc hình thành hệ thống các đường gom dân sinh, các đường liên thôn, liên ấp… Bên cạnh đó, tuyến cao tốc còn có tác động thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản khu vực Quận 9, Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh), Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) với nhiều dự án mới quy mô, đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương dọc hai bên tuyến cao tốc.

Theo kế hoạch, VEC sẽ triển khai tuyến nối cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và cao tốc Bến Lức – Long Thành. Khi đó, hiệu quả lan tỏa của các tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đối các tỉnh, thành phía Nam nói riêng và cả nước nói chung sẽ vượt trội nhiều lần.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết địa phương rất mong muốn dự án cao tốc TP.HCM- Chơn Thành được triển khai ngay trong năm 2020.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAUBộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại cuộc làm việc

Ngày 20/12, đoàn công tác của Bộ GTVT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước về công tác quản lý hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá, hạ tầng giao thông tại tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. "Kinh tế phát triển cũng đòi hỏi hạ tầng giao thông phải được đầu tư kịp thời, bởi Bình Phước giáp ranh nhiều địa phương rất năng động như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, nên có thể phát triển, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Quang cảnh buổi làm việc giữa đoàn công tác Bộ GTVT và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước.

Bộ trưởng cho biết, ông rất trăn trở khi tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Bình Phước chưa khớp nối được toàn tuyến. Đối với tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, Bộ đã giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập dự án đầu tư để sớm kết nối hoàn chỉnh tuyến từ Long An qua Đồng Tháp về tới Kiên Giang, tạo thành trục đường xuyên suốt. Vừa qua Bộ GTVT đã làm việc với các tỉnh Long An, Tây Ninh để thống nhất phương án đầu tư, sớm trình Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn. Về lâu dài, sẽ quy hoạch tuyến đường này thành đường cao tốc để kết nối vùng Tây Nguyên đến Tây Nam bộ.

Đối với tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, Bộ trưởng Thể đánh giá đây là tuyến huyết mạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng. Sau khi hoàn thành sẽ tạo động lực lớn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, rút ngắn thời gian và lộ trình từ TP.HCM đến Bình Dương, Bình Phước.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước cho biết, sau khi chia tách tỉnh từ Sông Bé cũ, tỉnh Bình Phước gặp rất nhiều khó khăn do giao thông cách trở. Những năm qua, nhờ Trung ương quan tâm đầu tư, hệ thống giao thông đã từng bước phát triển, tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ông Lợi cho biết chính quyền và người dân Bình Phước rất mong muốn sớm triển khai đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành ngay trong năm 2020 kết nối từ Bình Phước về TP.HCM. Đồng thời bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt kết nối hệ thống cảng từ TP.HCM đến Bình Phước nhằm tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa, thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư tại địa phương.

Trước đó, báo cáo với đoàn công tác, ông Huỳnh Anh Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, trong những năm qua với sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn lực địa phương, đến nay trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài 222,7km gồm: QL14, QL13 và QL14C; 18 tuyến đường tỉnh (635,3km), hơn 1.021km đường huyện được cứng hóa bằng bê tông xi măng, bê tông nhựa và láng nhựa, còn lại đường cấp phối đường đất chiếm 38,2%. Hiện có 100% xã đã có đường đến trung tâm xã.

Thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ khởi công đoạn còn lại của dự án QL13 từ ngã ba Lộc Tấn đi cửa khẩu Hoa Lư dài 15km, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

Hiện tỉnh đang phối hợp Tây Ninh, Long An để hoàn thiện các thủ tục kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận điều chuyển các tuyến đường đi qua 3 địa phương thành đường QL14C theo quy hoạch để kết nối giao thông các tỉnh trong vùng; Đề nghị Bộ GTVT đầu tư bổ sung đoạn tuyến cao tốc từ Chơn Thành - Hoa Lư để kết nối từ TP.HCM - Chơn Thành - Hoa Lư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trong vùng với các nước Campuchia - Lào - Myanmar; Khôi phục xây dựng cầu Mã Đà kết nối tuyến ĐT753 đi Đồng Nai.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Một đoạn Tỉnh lộ ĐT741 qua TP Đồng Xoài, Bình Phước

Ông Huỳnh Anh Minh cũng đề nghị Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh quy mô thực hiện cảng cạn ICD Hoa Lư. Cụ thể: giai đoạn 1 với quy mô 10ha đến 15ha, công suất 200.000 đến 500.000 teus/năm. Giai đoạn 2 (triển khai từ 2020 đến 2030) mở rộng diện tích lên 20ha đến 25ha, dự kiến đạt công suất 600.000 đến 900.000 teus/năm.

Nguồn: Tổng hợp

X