Banner

Cuộc Chơi Lớn Ở Củ Chi Bắt Đầu, Thị Trường Bất Động Sản Hồi Sinh

Theo Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản Thành Phố, hiện trên địa bàn Củ Chi có 10 dự án khu dân cư, nhà ở thương mại đang được triển khai. Những dự án khu dân cư, nhà ở thương mại tập trung nhiều ở các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Trung tâm thị trấn Củ Chi ..... chúng ta đi tóm tắt sơ về các dự án đã và đang thực hiện xem quy mô như thế nào?, tại sao? đó là cuộc chơi lớn bắt đầu.

 

Dự án khu dân cư lớn như Khu dân cư Tân Phú Trung rộng 20 héc-ta nằm trên địa bàn xã Tân Phú Trung. Dự án này có tổng vốn đầu tư gần 1 ngàn tỷ đồng, do Công ty cổ phần đầu tư Á Châu liên doanh với một tập đoàn từ Hoa Kỳ đầu tư.

Thông tin từ UBND Thành Phố cho biết, Củ Chi cũng đang quy hoạch thực hiện 7 dự án du lịch nghỉ dưỡng lớn với tổng diện tích gần 1.150 ha. Hiện mới có 3 dự án đang tiến hành thu hồi đất để triển khai xây dựng với diện tích đất đã thu hồi là 529 ha, số tiền bồi thường gần 190 tỷ đồng. Còn lại 4 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng đang được triển khai.

Thời gian qua, tại thị trường Củ Chi, nhiều đại gia địa ốc lớn trong và ngoài nước đang chuyển dòng vốn đầu tư vào đây cũng đang làm cho thị trường "sốt" trở lại. Điển hình như những tên tuổi lớn Amata (Thái Lan), VinaCapital (Singapore), DFLC….đang đẩy nhanh tiến độ thi công các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng sinh thái. Mới đây nhất, một đại gia địa ốc lớn đến từ châu Á cũng đã thâu tóm dự án khu đô thị có quy mô rộng hơn 500ha tại Tây Bắc Củ Chi. 

Bên cạnh đó, phải kể đến công ty Berjaya (Malaysia) đã rót 230 triệu USD để đầu tư khu tổ hợp Củ Chi City Square, Tập đoàn Amata (Thái Lan) cũng dành hơn 2,6 tỉ USD phát triển dự án Amata City quy mô lên đến 700 ha. Tập đoàn Hưng Thịnh chính thức giới thiệu ra thị trường dự án Củ Chi New City rộng hơn 100ha, trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

Sự kiện đang được quan tâm gần đây nhất do ảnh hưởng chiến tranh thương mại "Mỹ - Trung" trong khi đó Trung Quốc được biết đên là quốc gia rộng lớn rất nhiều nhà máy xí nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia được đặt trụ sở tại Trung Quốc,  nên các nhà đầu tư lớn của các tập đoàn trên thể giới đang có xủ hưởng chuyển dần mở rộng các nhà máy xí nghiệp qua vị trí quốc gia tiệm cận khác. Mới đây lãnh đạo UBND TP đã tiếp 14 tập đoàn đa quốc gia từ Hong Kong, Hoa Kỳ, Anh, Ailen, Đức và Thái Lan đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Củ Chi nói riêng và cả TP.HCM nói chung.

Đây là các tập đoàn chuyên về lĩnh vực vui chơi, giải trí, du lịch, bất động sản, xây dựng hạ tầng, thiết kế, logistics. Các tập đoàn đến Củ Chi lần này là muốn đầu tư một trung tâm vui chơi giải trí phức hợp rộng hơn 200 ha (gồm có khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khách sạn 5 sao, nơi triển lãm) tại Khu đô thị mới Long Hưng để thu hút khách trong và ngoài nước.

Chủ tịch Keppel Land Việt Nam (thuộc Tập đoàn Keppel Corporation) cũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thành Phố. Tại đây, đại diện tập đoàn này đã đề xuất đầu tư khu đô thị thông minh trong tương lai tại tỉnh này. 

Ông Linson Lim, Chủ tịch Tập Keppel Land Việt Nam cho biết, dự án Khu nhà tại Củ Chi đã thực hiện xong công tác bồi thường, giải tỏa và đang làm đường. Dự tính năm 2019, sẽ khởi công xây dựng các nhà ở.

Cũng theo đại diện Keppel Land, Củ Chi Là Huyện có dân số đông và công nghiệp phát triển nên Tập đoàn Keppel muốn tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhằm tạo ra khu đô thị thông minh mang dáng dấp thể thao, tiện lợi.

Mới đây, lãnh đạo UBND Thành Phố đã làm việc với các sở, ngành và các xã về dự án khu trung tâm thành phố mới. Qua đó, lãnh đạo tỉnh Thành Phố yêu cầu Sở Kế hoạch - đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại dự án, cần bổ sung những gì để hoàn thiện hồ sơ, sớm trình Thủ tướng phê duyệt và thực hiện.

Được biết, sau một thời gian dài mời gọi đầu tư, DIC Corp được Thành Phố đồng ý là nhà đầu tư đề xuất. Để có nguồn lực tài chính mạnh hơn, DIC đã liên kết với Công ty cổ phần Him Lam (TP.HCM) để thực hiện. Vốn đầu tư dự án khoảng 7.730 tỷ đồng (340 triệu USD).

Theo đó, Dự án khu trung tâm thành phố mới Củ Chi có tổng diện tích hơn 600 ha. Hồ sơ dự án hiện đã trình lấy ý kiến các bộ, ngành thẩm định. Dự tính, nguồn vốn thực hiện phát triển đô thị Củ Chi từ nay đến năm 2030 vào khoảng 7,7 ngàn tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm hơn một nửa, còn lại là vốn vay, vốn viện trợ và vốn từ doanh nghiệp.

Theo Phó chủ tịch UBND Thành Phố, các tập đoàn lựa chọn khu vực đầu tư rất thích hợp vì đã có sẵn đất sạch, giao thông thuận tiện, giáp sông, gần Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thành Phố sẽ tạo điều kiện để các tập đoàn sớm hoàn thành thủ tục đầu tư vào.

Lãnh đạo UBND Thành Phố cũng cho biết thêm, hiện nay địa phương đang mời gọi các tập đoàn nước ngoài liên kết đầu tư vào các khu đô thị nhằm tạo ra những khu đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Theo UBND Thành Phố, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn Củ Chi sẽ được đầu tư trên 33,3 ngàn tỷ đồng để làm hạ tầng giao thông kịp thời kết nối với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Trong đó, có 5 dự án giao thông quốc gia đang được tỉnh phối hợp để khởi công và xây dựng.

Văn phòng Chính phủ ngày 16.10 thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đồng ý giao UBND TP.HCM triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh).

Thủ tướng cũng giao bộ GTVT và UBND tỉnh Tây Ninh phối hợp với UBND TP.HCM triển khai dự án theo đúng quy định.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài toàn tuyến 53,5 km, bắt đầu từ đường Vành đai 3 (TP.HCM) đi song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng, đến ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt QL22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía QL22, kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.

Tuyến cao tốc này dự kiến đầu tư thành 2 phân đoạn: TP.HCM - Trảng Bàng (33 km) và Trảng Bàng - Mộc Bài (20,5 km). Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 10.700 tỉ đồng theo hình thức đối tác công - tư (PPP), trong đó, phần vốn tham gia của nhà đầu tư chiếm khoảng 51%.

 

X