Banner

Địa đạo Củ Chi

Huyện Củ Chi ,Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam
 
Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là một Di tích Lịch sử Cách mạng nổi tiếng cách TP.HCM 70km về phía Tây Bắc. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, dài trên 200km, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu…Địa đạo Củ Chi thể hiện ý chí kiên cường, trí thông minh, niềm tự hào của người dân Củ Chi, là biểu tượng của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng của dân tộc Việt Nam. Củ Chi đã được tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”.

Toàn cảnh đền Bến Dược
Toàn cảnh đền Bến Dược

Địa đạo Củ Chi là một Di tích Lịch sử Cách mạng nổi tiếng cách TP.HCM 70km về phía Tây Bắc. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, dài trên 200km, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu…

Địa đạo Củ Chi thể hiện ý chí kiên cường, trí thông minh, niềm tự hào của người dân Củ Chi, là biểu tượng của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng của dân tộc Việt Nam. Củ Chi đã được tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi vinh dự là một trong ba di tích cấp Quốc gia được Nhà nước xếp hạng và công nhận sớm nhất ở TP.HCM. Trong nhiều năm qua, Khu Di tích đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về nhiều mặt và địa điểm lịch sử này đã trở thành điểm hẹn hàng năm tổ chức các Lễ hội truyền thống Cách mạng.

Tập trận bằng súng sơn
Tập trận bằng súng sơn

Với tầm vóc chiến tranh của mình, Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi là nơi thể hiện cảnh sống, sinh hoạt, chiến đấu của người Củ Chi trước và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khu được chia ra nhiều vùng như: Vùng Giải phóng, Vùng tranh chấp, vùng trắng, vùng bị tạm chiếm (Ấp chiến lược)… thể hiện sinh động quang cảnh làng mạc của Củ Chi trước chiến tranh với cây trái xum xuê, bốn mùa nặng quả, cảnh tàn phá của bom đạn Mỹ, mô hình ấp chiến lược mà mỹ và tay sai áp dụng để kiểm soát dân cư, thể hiện cảnh trai gái hăng hái đi tòng quân đánh giặc…

Du khách trong lòng địa đạo
Du khách trong lòng địa đạo

Nhà hàng Bến Đình
Nhà hàng Bến Đình

ĐỊA ĐẢO CỦ CHI CÓ HAI ĐIỂM:

Địa đạo Bến Dược: Căn cứ khu ủy & Quân sự khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Địa đạo Bến Đình: Căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Đến TP.HCM, bạn hãy đến thăm Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi, để hiểu thế nào là cuộc chiến tranh trường kỳ gian khổ, bạn sẽ mắt thấy tay sờ một kỳ tích mà hôm nay là: “Yêu hòa bình, độc lập, hạnh phúc ấm no vĩnh viễn.

Hồ bơi
Hồ bơi

Sa bàn trận càn Cedarfalls
Sa bàn trận càn Cedarfalls

Tham quan bảo tàng, xem lại những tư liệu, hình ảnh, hiện vật đã gắn liền lịch sử và bây giờ chúng ta sẽ cảm nhận được hết những gian khổ, cơ cực, hy sinh, mất mát và y chí kiên cường, mạnh mẽ, thông minh, cùng tinh thần yêu nước bất khuất của chiến sĩ ta.

Bếp Hoàng Cầm
Bếp Hoàng Cầm

 Đến đây, hình ảnh của “đất thép thành đồng” Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến như phần nào được tái hiện qua các tượng anh lính giải phóng quân đội mũ tai bèo, phụ nữ mặc áo bà ba đen, quàng khăn rằng và đi dép lốp, ở bên trong những bụi cây, ở mỗi khúc quanh trong khu địa đạo. Đến địa đạo Củ Chi, ai cũng sẽ phải khâm phục sự thông minh của chiến sĩ ta khi sáng chế ra bếp “Hoàng Cầm”. Một sáng kiến về thiết kế phục vụ công tác hậu cần rất độc đáo, nhờ bếp này mà người chiến sĩ “anh nuôi” Hoàng Cầm có thể nấu ăn cho các đồng đội mà không sợ địch phát hiện vì đã có một hệ thống dẫn khói mà không phải ai cũng có thể làm được và suy nghĩ ra. Ở đây, chúng tôi được ăn “đặc sản” của những năm tháng gian khổ đó. Như câu nói ai thường nhắc trong thời chiến tranh là “Muối trường kỳ, mì kháng chiến”. Ngày xưa, chiến sĩ ta không đủ gạo, thiếu cơm phải ăn độn từng củ khoai mì thay cho cơm từ năm này qua tháng nọ. Vậy mà, y chí chiến đấu đánh giặc thật kiên cường, thật mạnh mẽ.

Nguồn: tổng hợp đất thép và địa đạo

X