Banner

Nếu được chấp thuận, tuyến cao tốc kết nối cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) với các đường vành đai 3, 4 của TP HCM tạo thành mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và trở thành cửa ngõ của đô thị lớn nhất nước.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIMP Cửu Long) vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng số vốn gần 30.000 tỷ đồng.

đất nền củ chi

Dự án có điểm đầu tại nút giao Thủ Đức (giao giữa quốc lộ 1 và đường vành đai 3, quận 9, TP HCM). Điểm cuối tại ngã tư giao quốc lộ 22 với đường tỉnh 786 (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh). Tổng chiều dài tuyến cao tốc là 84,5 km; rộng 17 m với vận tốc thiết kế 100 km/h.

Theo phương án do Cửu Long CPIM đề xuất, đường cao tốc này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng 55,5 km (4 km đường vành đai 3 và 51,5 km từ điểm đường vành đai 3 đi gần song song với quốc lộ 22 hiện hữu) theo hình thức BOT, tổng mức đầu tư 14.462 tỷ đồng. Phân đoạn 2 xây dựng thêm 29 km (20 km cầu cạn trên đường xuyên Á và 9 km cầu cạn trên quốc lộ 22) bằng vốn Ngân sách với kinh phí 15.509 tỷ đồng.

Nếu được Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ chấp thuận, Cửu Long CPIM dự kiến sẽ bắt đầu thi công từ quý 1/2018, hoàn thành và đưa vào khai thác sau 3 năm.

Hiện, đường xuyên Á (quốc lộ 22) là tuyến đường bộ duy nhất nối TP HCM với cửa khẩu Mộc Bài dự báo sẽ bị quá tải vào năm 2016.

Khi hoàn thành, đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài sẽ kết nối từ Khu đô thị Mộc Bài với các đường vành đai 4, vành đai 3 của TP HCM để tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và trở thành cửa ngõ ra vào TP HCM. Đồng thời, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN (Bangkok - Phnom Penh - TP HCM).

Nguồn: Vnexpress.net

 

X