Banner

Long An, Bình Dương, Đồng nai, Củ Chi - “Vệ tinh” nào của TPHCM sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn 2020 - 2025

Dân trí Quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục cho dự án ngày càng bị siết chặt khiến thị trường bất động sản lớn nhất nước là TP.HCM rơi vào tình trạng nguồn cung giảm. Thêm vào đó, từ giữa 2018 tới nay thị trường khu vực nội thành có dấu hiệu chững lại.

Điều đó đã khiến thị trường BĐS ở các khu vực giáp thành phố như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và đặc biệt là các huyện vùng ven… trở nên sôi động. Đặc biệt, phân khúc đất nền luôn được ưu tiên săn đón do tỷ suất sinh lời cao và tâm lý mua đất "làm của để dành".

I. TP HCM khan hiếm quỹ đất, đất nền vùng ven lên ngôi

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Đồng Nai một lần nữa lại “nóng” lên theo tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng tại khu vực Long Thành. Cụ thể, nhiều công trình lớn như sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bến Lức Long Thành, đường Vành đai 3 TP.HCM… đang rục rịch triển khai xây dựng hoặc sắp đưa vào hoạt động đang giúp cho tốc độ đô thị hóa tại trung tâm Long Thành diễn ra rất nhanh. Điều này không chỉ kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao mà còn kích thích những người mua đầu tư, phát triển kinh doanh.

Long An, Bình Dương, Củ Chi - “Vệ tinh” nào của TPHCM sẽ chiếm ưu thế? - 1

Dự án sân bay Long Thành tạo ra “cú hích” cho bất động sản Đồng Nai.

Hay tại Bình Dương, một điểm đến đầu tư mới đang âm thầm nổi lên: Dĩ An. Nếu như vài năm trước khi nói đến địa danh này, thứ đầu tiên mà người ta nghĩ tới là thủ phủ của những khu công nghiệp thì giờ đang chuyển mình sau dòng vốn từ nhà đầu tư đổ về. Dĩ An đang cho thấy những đặc trưng của một thị xã sát ngay TP.HCM với các dự án chung cư, trung tâm thương mại hay những con phố mua sắm đầy những thương hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, hàng loạt các công trình hạ tầng như dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường tỉnh DT743, kết hợp cầu vượt và cải tạo nút giao Sóng Thần sắp được triển khai đang giúp Dĩ An hút thêm vốn đầu tư vào bất động sản từng ngày.

Một trong các khu vực gần TPHCM cũng đang có sức hút mạnh đến các nhà đầu tư là thị trường bất động sản Long An. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các cửa ngõ lớn của TP HCM cùng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Long An được xem là giàu tiềm năng tăng trưởng với quỹ đất còn rộng rãi. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển các dự án tại Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước...

Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, sự tăng trưởng đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM và những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên cấp độ phát triển mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý như Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh Long An), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận)…

“Đây là sẽ là cú hích cho thị trường ở các tỉnh giáp ranh và một vài địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, thu hút dòng tiền dịch chuyển từ TP.HCM. Tạo điều kiện an cư cho những người trẻ, gia đình trẻ có thu nhập ổn định và nhu cầu ở thực”, ông Hoàng nói.

II. Hấp dẫn thị trường bất động sản Củ Chi 2020 - 2025

Đất Củ Chi được các chuyên gia kinh tế đánh giá là có tiềm năng phát triển, sinh lời tốt vì có vị trí nằm tiếp giáp nhiều vùng kinh tế trọng điểm như Thủ Dầu Một, huyện Hóc Môn, quận 12. Trong vòng hơn 5 năm qua giá đất tại Củ Chi tăng giá gấp 3 lần, dự kiến từ 2020 trở đi giá đất nền Củ Chi sẽ còn cơ hội tăng giá rất mạnh

So với 3 điểm nóng đầu tư kể trên, có một cái tên khác cũng có đủ các lợi thế đó và đồng thời còn có thêm ưu điểm đặc thù: Củ Chi. Nói như vậy bởi Củ Chi là đô thị vệ tinh của TP.HCM, là đích ngắm cùng với các vệ tinh khác như Long An, Tây Ninh, Bình Dương và thậm chí ưu thế hơn vì vẫn là địa bàn trực thuộc TP.HCM năng động.

Ngoài quỹ đất sạch còn rộng, chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển từ thành phố, Củ Chi còn sở hữu vị trí đầu mối: kết nối các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, trên trục đường lên biên giới Campuchia ngày càng rộng mở cơ hội giao thương và du lịch, đầu tư và kinh doanh dịch vụ.

Qua khảo sát cho thấy, khu vực các xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức... thị trường đang có độ thanh khoản khá cao với những sản phẩm lớn nhỏ được giao dịch thành công mỗi ngày. Kể cả trong thời điểm khá trầm lắng của thị trường chung, các khu vực ở Củ Chi vẫn ghi nhận lượng giao dịch ổn định.

Giao dịch đều đặn và ổn định kể trên diễn ra trong bối cảnh khu vực này đang sở hữu các yếu tố cần thiết như Quy hoạch hạ tầng giao thông đang được thành phố đẩy mạnh triển khai gồm tuyến đường quốc lộ 22, Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 15… Bước vào năm 2019, khu vực này của TP.HCM có thêm động lực khi các cấp lãnh đạo TP.HCM đã đề nghị những cơ quan chuyên môn, tham mưu nghiên cứu hướng quy hoạch phát triển về phía Tây Bắc nơi quỹ đất còn dồi dào, địa hình cao và chất lượng tốt thuận lợi cho việc phát triển đô thị. Trong khi đó phía tỉnh Tây Ninh cũng đang bàn việc sớm triển khai dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài kết nối khu đô thị Mộc Bài với các đường Vành đai 4, Vành đai 3 của TP.HCM để tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và trở thành của ngõ ra vào TP.HCM.

Long An, Bình Dương, Củ Chi - “Vệ tinh” nào của TPHCM sẽ chiếm ưu thế? - 2

 

Bản đồ phát triển hạ tầng giao thông khu vực Bắc- Tây Bắc TP.HCM

1. Củ Chi được đầu tư phát triển triển đồng bộ về hạ tầng

Ngoài việc đầu tư vào việc nâng cấp mở mới các tuyến đường liên Xã liên, Huyện tại Củ Chi thì UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt một số các dự án quan trọng nhằm thúc đầy kinh tế của Củ Chi, điển hình nhất là triển khai tuyến đường Xuyên Á và vành Đai 3.

a. Đường Xuyên Á

Tuyến Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) qua địa phận Củ Chi TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là tuyến giao thông huyết mạch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng trọng điểm phía Nam. Nó giúp cải thiện năng lực vận chuyển hàng hóa qua lại từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ và từ TP.HCM đi Tây Ninh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia, các nước khu vực ASEAN.

Quy mô dự án đường Xuyên Á:

Mở rộng mặt cắt ngang tuyến đường với quy mô 120m kết hợp bố trí đường trên cao có chiều rộng 17,50m cho 4 làn xe và phần đường chính bố trí thêm đường dành riêng cho xe buýt, tim tuyến đường trên cao đi theo tim đường hiện hữu.

Bố trí nút giao:

- Nút giao khác mức liên thông: bố trí tại các điểm giao cắt giữa tuyến dự án với các tuyến quốc lộ, đường vành đai thành phố;

- Các nút giao còn lại: giao khác mức không liên thông (đường trên cao đi vượt trên đường ngang).

b. Đường vành Đai 3 giai đoạn 3

Dự án đường vành đai 3 có tổng chiều dài gần 97,7 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Được triển khai thi công gồm 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường vành đai 3 Nhơn Trạch) và TPHCM (đường vành đai TPHCM
  • Đoạn 2: Đoạn nối Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7 km. Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác
  • Đoạn 3: Đoạn nối quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và Củ Chi TP.HCM.
  • Đoạn 4: Đoạn nối Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.

Lộ trình tuyến Vành Đai 3 (Đồng Nai - Bình Dương - Củ Chi - Long An)

2. Cao tốc TPHCM - Mộc bài

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dự kiến hoàn thành năm 2025 - Ảnh 2.

Tổng quan về dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) - Đồ hoạ: TTO

Theo kế hoạch các mốc thời gian cụ thể xây dựng dự án: cuối năm 2019, lãnh đạo TP.HCM và Tây Ninh tham mưu HĐND; Tháng 9-2020 phê duyệt dự án tiền khả thi. Năm 2021 bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tháng 3-2021, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Từ năm 2011-2025 tập trung triển khai dự án. Năm 2025 khánh thành, đưa vào hoàn động.

3. Xây dựng hàng loạt Trường học và khu công nghiệp

Ngoài việc được đầu tư về cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống… thì bên cạnh đó, trong thời gian sắp tới tại địa phận huyện Củ Chi còn được đầu tư thêm 6 trường học và 9 Khu Công Nghiệp có quy mô lớn như sau:

Trường Cao Đẳng - Đại Học

  1. Khu viên - Trường ngành bệnh viện Thành phố,  thuộc xã Phước Hiệp, diện tích 100ha
  2. Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng (chi nhánh), thuộc xã Phú Hoà Đông, diện tích 30ha
  3. Trường đại học Hồng Bàng, thuộc xã Phú Hoà Đông, tổng diện tích  40ha
  4. Trường đại học Công nghệ thông tin - Gia Định, thuộc xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An và một phần Thị trấn Củ Chi, có diện tích 20 ha
  5. Trường đại học Dân lập Củ Chi, thuộc xã An Nhơn Tây diện tích 20ha

Khu Công Nghiệp

  1. Khu công nghiệp Tân Phú Trung, thuộc xã Tân Phú Trung, Tổng diện tích 610ha
  2. Cụm công nghiệp Tân Quy, thuộc xã Tân Thạnh Đông, Trung An, quy mô 150ha
  3. Cụm công nghiệp cơ khí ô tô thành phố, thuộc xã Tân Thạnh Đông, Hoà Phú, tổng diện tích 110ha
  4. Cụm công nghiệp Bàu Trăn, thuộc xã Nhuận Đức, quy mô: 300ha
  5. Cụm công nghiệp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, quy mô 122ha
  6. Cụm công nghiệp xã Thái Mỹ, thuộc xã Thái Mỹ (giáp khu công nghiệp Trảng Bàng - Tây Ninh) quy mô: 200ha
  7. Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội, nằm tại xã Phạm Văn Cội có quy mô 300ha
  8. Khu công nghiệp công nghệ cao, thuộc xã Phạm Văn Cội, quy mô: 90ha
  9. Cụm công nghiệp chuyên ngành dược, thuộc xã Phước Hiệp có quy mô  100ha
  10. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi - GĐ 2, thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ, tổng diện tích 169,80ha

Được đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm như vậy nên Củ Chi sẽ có tiềm năng để phát triền thành Khu Đô Thị vệ tinh của TP.HCM. Sau khi các tuyến đường trên đi vào hoạt động thì việc di chuyển từ Củ Chi đi các tỉnh khác sẽ trở nên vô cùng thuận tiện. Việc này sẽ khiến cho giá trị đất nền Củ Chi gia tăng theo cấp số nhân.

  1. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi - GĐ 2, thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ, tổng diện tích 169,80ha
X