Banner

Sau covid Bất động sản thành phố Đồng Xoài - Bình Phước 'cất cánh' nhờ hạ tầng và quy hoạch và nguồn cung

Bình Phước nằm trong vùng kinh tế đầu tàu của cả nước – vùng trọng điểm phía Nam, có vai trò quan trọng trong giao thương, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học. Bình Phước còn là cầu nối với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên mà hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh.

 Bất động sản thành phố Đồng Xoài - Bình Phước 'cất cánh' nhờ hạ tầng và quy hoạch
 

Bình Phước nắm lợi thế lớn

Bình Phước là 1 trong 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý chiến lược, kết nối liên thông giữa vùng Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên, là cửa ngõ Đông Nam Á và hành lang Đông Tây; đặc biệt là nằm ngay cạnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn, năng động nhất cả nước. Chỉ cách các sân bay, cụm cảng quốc tế như Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cái Mép, Thị Vải chỉ hơn 1 giờ di chuyển. Với lợi thế như vậy, Bình Phước thật sự là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, Bình Phước sẽ trở thành cửa ngõ giao lưu hàng hóa - dịch vụ nội địa và quốc tế. Kết nối các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng nước sâu, hàng hóa được luân chuyển trong nước và khu vực Đông Nam Á, Châu Á, các tỉnh Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long theo đường Hồ Chí Minh kết nối về đây cũng rất dễ dàng.

Theo các chuyên gia, "thủ phủ công nghiệp" miền Nam trong tương lai sẽ là Bình Phước. Nơi được các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn bởi lợi thế vị trí kết nối liên khu vực, hạ tầng hoàn thiện... Cùng với đó, Bình Phước có nhiều chính sách mời gọi đầu tư bằng cách triển khai các giải pháp kinh tế, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư.

Tính đến đầu tháng 10/2019 đã có 224 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào tỉnh Bình Phước với số vốn giải ngân lên đến hơn 2,2 tỷ USD. Tiêu biểu: CPV FOOD đầu tư 157,6 triệu USD, CP Việt Nam đầu tư 36 triệu USD, Công ty TNHH HCM Vina đầu tư 45 triệu USD, Tập đoàn Kuka Home đầu tư hơn 50 triệu USD, Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đầu tư 1.150 tỷ đồng, Tập đoàn Hưng Hải đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, Công ty Cổ phần VRG Dong Wha đầu tư 160 triệu USD, Công ty TNHH Freewell đầu tư 125 triệu USD,…

Tiềm năng phát triển công nghiệp của Bình Phước hiện hữu thời gian qua, khi nơi đây hội tụ nhiều KCN lớn như: KCN Đồng Xoài I, II, III, IV; KCN Bắc Đồng Phú; KCN Minh Hưng – Hàn Quốc; KCN Minh Hưng III; KCN Tân Khai I, II; KCN Becamex – Bình Phước,…

TP Đồng Xoài – thành phố hạt nhân của tỉnh Bình Phước

Bất động sản thành phố Đồng Xoài - Bình Phước cất cánh nhờ hạ tầng và quy hoạch - Ảnh 1.
 

TP. Đồng Xoài – "thủ phủ" của tỉnh Bình Phước sẽ là vùng kinh tế trọng điểm thu hút đầu tư khi sở hữu rất nhiều lợi thế vượt trội, đây được xem là thành phố "cửa ngõ" phía Bắc TP. HCM, với việc sở hữu các tuyến đường huyết mạch đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14, quốc lộ 13, đường 741, đường 753, tuyến đường sắt Chơn Thành - Đắk Nông, tuyến đường sắt Chơn Thành - Lộc Ninh.

Để đi đến mục tiêu phát triển bền vững, đưa TP.Đồng Xoài từng bước đến tiệm cận tiêu chí đô thị loại 2, dự kiến 2026, TP Đồng Xoài đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, chia thành 5 phân khu chức năng, bao gồm khu đô thị - hành chính trung tâm, khu đô thị thương mại – dịch vụ phía Đông, khu đô thị công nghiệp phía Tây, Tây - Bắc, khu đô thị công nghiệp phía Nam. Trong đó khu đô thị phát triển mới phía Đông ấn định xu hướng giãn dân của thành phố.

Theo đó, các khu công nghiệp sẽ tập trung ở phía Nam và Tây Bắc thành phố. Phía Đông thành phố sẽ là khu đô thị chính, tập trung dân cư và các dịch vụ tiện ích với chức năng là khu đô thị thương mại, dịch vụ, chợ đầu mối, có diện tích khoảng 214 ha thuộc các P.Tân Xuân, Tân Thiện và một phần của P.Tân Đồng.

Mới đây becamex đã xong ký kết đầu tư khu đô thi công nghiệp kết hợp liên doanh sản xuất với quy mô 100ha ở phường Tân thiện, rồi tiếp đó là khu biệt thự nghĩ dưỡng của FLC ở phường Tân phú....

Nguồn: baobinhphuoc

X