Banner

Củ chi có thực sự tiềm năng ? đầu tư đấtc củ chi có  thực sự sinh lợi !. Không cần tìm hiểu nhiều chỉ cần hiểu hai yếu tố quan trọng như sau:

Rồng thì quan trọng nhất là bộ xương gân, Việt Nam có bộ xương gân là tuyến huyết mạch Quốc Lộ 1A, thì Quốc Lộ 22 và Cao Tốc TPHCM - Mộc Bài được xem là bộ  xương gân của TPHCM nói chung và Củ Chi nói riêng.

Tại sao Quốc Lộ 22 lại được xem là bộ xương gân và quan trọng như vậy.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 22 có  có vị trí rất quan trọng trong mạng lưới giao thông miền Đông Nam Bộ, phục vụ cho  việc phát triển kinh tế, xã hội nội vùng mà còn mở ra khả năng giao lưu và liên kết giữa các tỉnh miền Đông Nam bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với nước bạn Campuchia, trong đó có thủ đô Phnôm Pênh.……

Quốc lộ 22 là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh ,dài 59 km. Đây cũng là tuyến đường nằm trong dự án đường xuyên Á, nối Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh.

Quốc lộ 22 bắt đầu tại ngã tư An Sương, quận 12, nơi có cầu vượt An Sương trên quốc lộ 1A giao căt lập thể tại cuối đường Trường Chính với đầu tuyến quốc lộ 22. Cầu do công ty cầu 75 thuộc TCT XDCT giao thông 8 xây dựng sau năm 1999 và hoàn thành vào tháng 7 năm 2002 cùng với tuyến quốc lộ 22 được mở rộng để trở thành đường Xuyên Á, cũng do các đơn vị thuộc TCTXDCTGT8 thi công.
Tuyến quốc lộ 22, hay còn gọi là đường Xuyên Á, đi qua các xã: Tân Thới Nhì, Tân Phú Trung, giao với tỉnh lộ 8 tại Củ Chi
Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Nơi có sông Sài Gòn chảy qua và có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng.
Vùng đất Củ Chi có Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Riêng khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98%.
Củ Chi còn nổi tiếng với địa đạo Củ Chi. Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân giải phóng  và nhân dân đào trong thời kỳ Chiến tranh chông Mỹ và chính quyền Sài Gòn.  Hệ thống địa đạo dài 200km dưới lòng đất có bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). 

Chính vì sự quan trọng đó mà chủ trương của UBND TP là mở rộng Quốc lộ 22 từ TP.HCM - Mộc Bài, Tây Ninh lên đến 60m

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng, nâng cấp QL22 vào đầu năm nay, UBND TP.HCM sau đó đã ra thông báo kêu gọi đầu tư và triển khai thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng toàn tuyến QL22 trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Tây Ninh theo hình thức đối tác công – tư (hình thức BOT).

Hiện đã có 4 nhà đầu tư tham gia triển khai các dự án đề xuất mở rộng đoạn qua TP.HCM từ 4 làn xe lên 6 làn xe. Riêng đoạn qua tỉnh Tây Ninh sẽ nâng cấp mặt đường và hệ thống thoát nước. Sau khi hoàn thành mở rộng, nhà đầu tư sẽ được lập trạm thu phí thu hồi vốn.
 

QL22 đang bị quá tải và sẽ được mở rộng, nâng cấp trong thời gian tới.

Chưa dừng ở việc phát triển mở rộng QL22 mà chủ trương UBND TPHCM còn mở thêm tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài

Cuối 20219 Chính Phủ đã phê duyệt đề án tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài, theo đúng kế hoạch triển khai thì T1/2025 sẽ đưa vào hoạt động thông xe, mới đây Ngày 26-2, lãnh đạo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết các sở, ngành đã đồng ý đề xuất cần ưu tiên đầu tư làm trước các dự án giao thông ở các cửa ngõ TP.HCM nhằm giải quyết ùn tắc giao thông. Ưu tiên số 1 là triển khai nhanh cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài  song song với QL22 là động lực mới để thúc đẩy kinh tế TPHCM và Tây Ninh phát triển ổn định.

Hiện nay Quốc lộ 22 đang là tuyến giao thông duy nhất kết nối giữa TP.HCM với cửa khẩu Mộc Bài. Theo dữ liệu mới nhất, vận tải hàng hóa giữa TPHCM và Tây Ninh đang tăng đáng kể từ đó xảy ra tình trạng ùn tắc trên Quốc lộ 22, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế trong trong khu vực và cả TP.HCM và Tây Ninh.

Bên cạnh đó Mộc Bài là cửa ngõ quốc tế của các nước ASEAN, có vai trò quan trọng kết nối TP.HCM - Phnom Penh (Campuchia) - Bangkok (Thái Lan). Vì vậy, cần xây dựng một tuyến đường mới có năng lực cao kết nối từ TP.HCM đến cửa khẩu Mộc Bài để san sẻ lưu lượng giao thông với QL22 hiện hữu và kết nối giao thương thuận tiện với các nước trong khu vực ASEAN… Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Campuchia sẽ chọn tuyến này để vận chuyển hàng hóa ra các cảng ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài Gòn thay vì cảng trong nước khi di chuyển gần hơn.

 

Xem thêm ....

Sau một thời gian nghiên cứu, xem xét, UBND TP.HCM đã sàng lọc được 4 bộ hồ sơ khả thi nhất của 4 nhà đầu tư.

Về cơ bản cả 4 nhà đầu tư đều đồng quan điểm về việc đề xuất làm tuyến đường với mặt cắt ngang rộng 60m trên địa bàn TP.HCM và nâng cấp mặt đường, thoát nước theo bề rộng hiện hữu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Tuy nhiên, 4 nhà đầu tư lại đề xuất quy mô khác nhau ở việc mở rộng cầu và tại một số nút giao, dẫn đến việc tổng mức đầu tư cũng khác nhau. Cụ thể:

Nhà đầu tư thứ nhất, đề xuất xây dựng mới cầu vượt trực thông tại nút giao Trung Chánh với 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 13,25m; các nút giao khác giao bằng; mở rộng thêm 15m mỗi bên cầu An Hạ hiện hữu.

Tổng mức đầu tư dự kiến 9.505 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 2.548 tỷ.

Nhà đầu tư thứ hai, đề xuất xây dựng mới cầu vượt trực thông tại nút giao Trung Chánh với 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 13,25m; các nút giao khác giao bằng; mở rộng thêm 9,5m mỗi bên cầu An Hạ hiện hữu.

Tổng mức đầu tư dự kiến 8.630 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 2.249 tỷ đồng.

Nhà đầu tư thứ ba, đề xuất xây dựng mới cầu vượt trực thông tại nút giao Trung Chánh với 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 17m; các nút giao khác giao bằng; mở rộng thêm 16,5m mỗi bên cầu An Hạ hiện hữu.

Tổng mức đầu tư dự kiến 6.582 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 2.358 tỷ đồng.

Nhà đầu tư thứ tư, đề xuất xây dựng mới cầu vượt trực thông tại nút giao Trung Chánh với 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 12,25m; các nút giao khác giao bằng; mở rộng thêm 15m mỗi bên cầu An Hạ hiện hữu.

Tổng mức đầu tư dự kiến 8.563 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 3.044 tỷ đồng.

Qua xem xét 4 đề xuất trên và căn cứ điều kiện thực tiễn, UBND TP.HCM đã đề xuất mở rộng đoạn đi qua TP.HCM lên 60m (lộ giới quy hoạch 60m và 120m), còn đoạn đi qua tỉnh Tây Ninh chỉ nâng cấp mặt đường và hệ thống thoát nước theo bề rộng hiện hữu; xây dựng cầu vượt trực thông tại nút giao Trung Chánh với 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên rộng 13,25m. Đối với cầu An Hạ, thành phố đề xuất mở rộng thêm 15m mỗi bên của cầu hiện hữu.

Vào ngày 1/11, UBND TP.HCM đã có văn bản báo cáo, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Tây Ninh cho ý kiến về phạm vi, quy mô đầu tư dự án, sau đó TP sẽ phê duyệt đề xuất dự án và triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Quốc lộ 22 đi qua địa bàn TP.HCM và tỉnh Tây Ninh có chiều dài hơn 60km, là tuyến giao thông huyết mạch trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuy nhiên, hiện QL22 đang trong tình trạng quá tải, xuống cấp. Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng là điều cần thiết trong lúc này để đảm bảo và giúp cải thiện năng lực vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ về TP.HCM và từ TP.HCM sang Campuchia và các nước khu vực ASEAN qua tỉnh Tây Ninh.

 

X