Banner

4 yếu tố tích cực hiện có của thị trường bất động sản TP.HCM

Thị trường bất động sản TP.HCM được kỳ vọng có chiều hướng đi lên trong 6 tháng cuối năm 2019 và những năm tới. Dưới đây là 4 yếu tố tích cực cho thấy điều đó. 2 quý đầu năm 2019 cho thấy sự sụt giảm mạnh về nguồn cung trong mọi phân khúc tại thị trường bất động sản TP.HCM. Song, lượng giao dịch thành công vẫn khá cao dù mặt bằng giá có tăng, nhất là phân khúc nhà ở. Phản ứng tích cực từ thị trường cho thấy bất động sản TP.HCM vẫn tăng trưởng tốt và 6 tháng cuối năm hứa hẹn sẽ tiếp tục có chiều hướng đi lên. Sự phát triển ổn định đó chủ yếu đến từ 4 yếu tố tích cực sau:

1. Nhu cầu về các loại bất động sản nhà ở vẫn còn cao, đặc biệt tại các đô thị lớn và các khu hành chính – kinh tế mới

TP.HCM là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao nhất khu vực ASEAN. Dân số TP.HCM tăng đều qua mỗi năm và vẫn chưa có chiều hướng giảm, kéo theo nhu cầu về nhà ở theo đó cũng tăng.

Đồng thời, việc gia tăng số lượng gia đình mới cộng thêm lượng nhà ở cũ xuống cấp ngày càng nhiều dẫn đến hiện tượng người có nhu cầu nhà ở mới gia tăng mạnh mẽ.

Ngoài dân số đông, tỷ lệ tăng trưởng hộ một người cũng gia tăng mạnh mẽ, dự kiến trong năm 2019 này tỷ lệ hộ một người sẽ tăng lên 10.1% trong tổng số hộ gia đình tại TP.HCM.

Trong biểu đồ về chân dung người mua nhà tại TP.HCM của Savills cũng cho thấy, có trên 40% nhà ở trung cấp tại TP.HCM được tiêu thụ bởi đối tượng người mua để ở, tức có nhu cầu ở thật và tỷ lệ này ở phân khúc nhà ở cao cấp đạt khoảng 30%.

2. Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tạo đà cho bất động sản công nghiệp, nhu cầu văn phòng cho thuê gia tăng mạnh mẽ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến các doanh nghiệp nước ngoài đẩy nhanh việc di dời đến vùng công nghiệp ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó, TP.HCM có nền công nghiệp đa dạng với hơn 400,000 công ty đang hoạt động trong ngành điện tử, máy móc, xây dựng và công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trung bình đạt 70%, đẩy giá cho thuê trung bình tăng lên hơn 150 USD/m2.

thi-truong-bds-tphcm-2

Phân khúc văn phòng cho thuê hiện là điểm sáng trên thị trường bất động sản TP.HCM.

Ngoài bất động sản công nghiệp, nhu cầu về văn phòng cho thuê cũng như mặt bằng thương mại cũng sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại này. Đó là điều tất yếu khi dòng vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất chảy vào Việt Nam, nhu cầu về văn phòng cũng như đất phục vụ giải trí cũng sẽ tăng theo song song.

3. Tín dụng bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn

Tín dụng bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn sẽ làm cho các khoản vay bất động sản chất lượng và lành mạnh hơn, giảm nợ xấu. Bên cạnh đó, việc siết chặt tín dụng bất động sản sẽ kích thích các nguồn vốn khác đầu tư vào thị trường bất động sản TP.HCM như: vốn tư nhân, kiều hối, vốn đầu tư từ nước ngoài, chứng khoán bất động sản.

Đây là giải pháp để thị trường bất động sản TP.HCM được thanh lọc, minh bạch hơn, loại bỏ tình trạng đầu cơ nhà đất bằng công cụ lãi suất xảy ra trong những năm gần đây.

4. TP.HCM điều chỉnh quy hoạch đến 2025 theo hướng đa trung tâm

Song song với việc cải tạo khu vực nội thành hiện nay, TP.HCM sẽ quy hoạch về 2 hướng chính là Đông và Nam thành phố, phía Tây Bắc sẽ phát triển khu đô thị mới. Hướng quy hoạch này sẽ kích thích thị trường bất động sản TP.HCM phát triển ở mọi khu vực, chứ không chỉ ở những vùng trung tâm hay gần trung tâm như hiện nay.

Đồng thời, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội sẽ phát triển đồng bộ theo xu hướng đa cực, nên bất động sản thông minh, bất động sản xanh sẽ là xu thế phát triển chủ đạo trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Từ đó tạo nên một thị trường bất động sản TP.HCM lành mạnh, nói không với bê – tông hóa.

3 lý do khiến giá đất quận huyện ngoại ô TP.HCM tiếp tục tăng trong năm 2020

Giá nhà đất TP.HCM theo chu kỳ 10 năm thường tăng ít nhất 3 lần. Trong năm 2020 tới đây, có 3 lý do chính khiến các chuyên gia tin rằng mức giá nhà ở TP.HCM tiếp tục tăng cao.

Lý do thứ 1 : Điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 của TP.HCM

Thị trường bất động sản TP.HCM đang xôn xao về việc bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 sẽ tăng mạnh trước bối cảnh khung giá đất cũ sẽ hết hạn vào ngày 29/12/2019. Trước tình hình chung, việc điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 của TP.HCM được dự báo sẽ tăng cao.

Hiện đang có 3 phương án được đề xuất: Một là tăng gấp đôi mức giá tối đa hiện tại. Hai là, tăng khoảng gấp rưỡi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay. Ba là, tăng khoảng 1/3 mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

gia-nha-dat-tphcm-tang-cao-01

Thị trường bất động sản TP.HCM đang xôn xao về việc bảng giá đất giai đoạn 2019 - 2024 sẽ tăng mạnh.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: phương án 1 có giá đất ở tối đa 429 triệu đồng/m2, phương án 2 có giá đất ở tối đa 319,8 triệu đồng/m2 và phương án 3 có giá đất ở tối đa 280 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, khi giá đất tăng, chi phí đầu vào của sản phẩm bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo. Mức giá đất quá cao, sẽ đẩy giá thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), từ đó đẩy giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục tăng.

Lý do thứ 2 : Nguồn cung khan hiếm pháp lý khó làm

Trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố chỉ có một dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm 83% so với năm ngoái. Khan hiếm nguồn cung khiến căn hộ giá thấp đã bị đẩy vượt mức 25 triệu đồng/m2 và trở thành căn hộ trung cấp.

Theo CBRE, giá căn hộ mà các chủ đầu tư bán ra thị trường (giá bán sơ cấp) trong 9 tháng đầu năm 2019 trung bình là 1,851 USD/m2 (tương đương 43.5 triệu đồng/m2), tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Phân khúc nhà ở, đặc biệt nguồn cung nhà ở bình dân trở nên càng khan hiếm dù nhu cầu ở thực tăng cao. 

gia-nha-dat-tphcm-tang-cao-02

Tất cả dự án trung cấp được mở bán trong 9 tháng đầu năm 2019 gần như được bán hết.

Song, nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn. Dù nguồn cung giảm mạnh nhưng sức mua vẫn lớn, đặc biệt là nhu cầu căn hộ. Tất cả dự án trung cấp được mở bán trong 9 tháng đầu năm 2019 gần như được bán hết. Sức tiêu thụ trên thị trường rơi vào khoảng 70 - 80%, riêng phân khúc trung cấp tiêu thụ từ 90 - 100%.

Đồng thời, giá bán vẫn có xu hướng tăng trên thị trường nhà đất. Cụ thể, phân khúc trung cấp và cao cấp tăng từ 17 - 20%/năm. Tính mức tăng trung bình trên toàn thị trường rơi vào khoảng 15%/năm.

Một phần nữa là do sự siết chặt về pháp lý cho nên nguồn cung sản phẩm vững chắc pháp lý được tung ra thị trường gần như cạn kiệt

Lý do thứ 3 : Thuận theo chu kỳ của thị trường

Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa nhận định, đồ thị giá đất tại TP.HCM hơn 2 thập niên qua hoạt động theo hình sin. Cả chu kỳ có xu hướng tăng giảm đan xen, nhưng xu thế giá đất leo thang mạnh hơn và được các chuyên gia dự báo quy luật này sẽ còn tiếp diễn trong những thập niên tới.

Trung bình bất động sản tăng giá trên 10% mỗi năm. Trong một thập niên, thị trường thường chia thành nhiều đợt biến động giá. Đợt tăng đầu tiên của chu kỳ thường mạnh và kéo dài 2 - 4 năm. Trong đó, giá bất động sản liền thổ thường tăng mạnh hơn loại hình căn hộ chung cư nhưng giá trị khai thác của chung cư ổn định hơn. 

gia-nha-dat-tphcm-tang-cao-03

Trung bình giá nhà đất tại TP.HCM tăng giá  trung bình cả thị trường trên 10% mỗi năm, có nơi tăng lên đến 35%

Cần lưu ý rằng, hiện nay tốc độ lạm phát hàng năm 5 - 6%, các ngành sản xuất khác cũng dần phát triển và bất động sản bước vào giai đoạn khó khăn. Có thể hiểu là trong ngắn hạn, ở giai đoạn khó khăn, giá bất động sản có thể giảm nhưng cả chu kỳ dài xu hướng tăng giá vẫn chiếm ưu thế.

Đây là lý do chính khiến những nhà đầu tư lướt sóng có thể thắng hoặc bại, nhưng nhà đầu tư dài hạn thường không lỗ bởi đầu tư theo chu kỳ dài. Tuy nhiên, để đầu tư bất động sản dài hạn bắt buộc nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh và bố trí sắp xếp dòng tiền hợp lý.

X